Tips chơi coin mới list sàn
17 mins read

Tips chơi coin mới list sàn

I, Định Nghĩa

Coin mới list sàn ở đây mình đề cập đó là: những dự án mới (dự án launchpad, launchpool) hoặc là các dự án cũ đã list các sàn giao dịch khác nhưng nay được list sàn Binance và các dự án đang trong giai đoạn gây quỹ, đang testnet hoặc đã ra mắt sản phẩm nhưng chưa ra token. Mọi người có thể vào app Binance và vào mục “Danh sách niêm yết mới”
Ở đây mình sẽ phân loại bao gồm các loại sau:

a, Đã list ở sàn khác trước.
Đây là những dự án đã ra token được một khoảng thời gian, đã từng list ở các sàn khác như các sàn DEX là Uniswap, Pancakeswap,… hoặc có thể là các CEX khác như Kucoin, Houbi,… sau đó nó được thông báo list trên sàn Binance có thể là do nhu cầu hoặc do có những narratives liên quan. Một số dự án đã list sàn khác trước nay được list Binance hiện tại có thể kể đến như là GNS, MAGIC, STG, LQTY tất cả những dự án này đã ít nhất x2 từ đáy kể từ lúc sideway 1 khoảng thời gian trên sàn Binance rồi.

b, Binance Launchpad, Launchpool.
Binance Launchpool và Binance Launchpad đều là nền tảng được Binance phát triển và cùng phục vụ những mục đích như là tiếp cận các dự án chất lượng, tiếp cận cộng đồng crypto rộng lớn. Đối với Binance Launchpool, người dùng sẽ nhận token mới miễn phí nhờ stake tài sản crypto thông thường là CAKE, BNB, BUSD còn đối với Binance Launchpad, người dùng sẽ được mua IEO nhờ vào số lượng BNB nắm giữ và cam kết.
Một số dự án Binance Launchpool : HFT, ALICE,GAL.
Một số dự án Binance Launchpad: HOOK, ID, LOKA.

c, List lần đầu ở Binance.
Dự án mới ở đây mình đề cập đến trong bài này là những dự án lớn có tiếng tăm thông báo sắp ra mắt token. Hầu như những dự án này sẽ cùng list lần đầu tất cả các sàn lớn bao gồm cả Binance. ví dụ trước đây có OP, APT và gần đây nhất thì có Arbitrum sẽ list lần đầu ở Binance và cùng lúc với các sàn khác.
d, Dự án chưa có token.
Những dự án chưa ra token là những dự án đang phát triển, có thể dự án đang gây quỹ, đang triển khai testnet hoặc ra một vài sản phẩm phụ trước đó rồi nhưng chưa ra token. Một số dự án nổi bật chưa có token là: Aleo, zkSync, Starkware, Sui, Celestia,…

II, Tips chơi.

a, Đã list ở sàn khác trước.
Với những dự đã list sàn khác trước rồi mới list Binance thì tất cả đều có một điểm chung là ngay sau khi thông báo list Binance thì giá sẽ tăng lên ngay lập tức. Vì thế, để đoán biết mua ở các sàn khác trước rồi chờ tin thông báo list trên Binance là điều rất khó, cái này chỉ có tin nội bộ dự án mới biết. Do đó, chúng ta sẽ chờ nhịp sideway tạo một nền giá tích lũy tốt ở khung D rồi có thể mua vào (hình 1) hoặc là ít nhất tích lũy từ khung H4 trở lên.

Tuỳ vào độ high của dự án và tình hình chung của thị trường ủng hộ thì giá cũng có thể tích luỹ ở khung H4 rồi tăng luôn. Ví dụ như RPL do hưởng lợi từ trends LSD mà nó tích luỹ nhẹ ở khung H4 tăng luôn. Vì thế cần có khả năng nhận xét tình hình thị trường để vào lệnh chứ không rập khuôn máy móc.

Thêm nữa cái cần tìm hiểu đó là tại sao Binance lại list dự án đó trong thời điểm này, tìm những narratives liên quan đến nó. Nếu cảm thấy dự án tiềm năng thì thử định giá và research kỹ dự án xem liệu có hold lâu dài được hay không?
Hình1: Mẫu hình của những dự án đã list ở sàn khác trước

Dự án LQTY
Liquity (LQTY) là một borrowing protocol tạo điều kiện cho vay không lãi suất. Giao thức cho phép người dùng có thể vay LUSD stablecoin với tỷ lệ tài sản thế chấp tối thiểu 110% bằng cách lock Ethereum (ETH) và trả phí vay một lần. Sau việc BUSD bị SEC đấm thì Binance đã cho list LQTY. Và vụ việc Sillicon Valey bank sụp đổ và USDC bị mất peg khiến cho giá LQTY và những đồng tương tự nó như TRU lập tức tăng mạnh. Đây là mẫu hình chung khá phổ biển với loại coin list ở sàn khác trước rồi list ở sàn Binance sau. Một số đồng coin kiểu này cũng đã pump như là STG, MAGIC, GNS các bạn tìm chart lại xem nhé.

b, Binance Launchpad, Launchpool.

Đối với những dự án Launchpad luôn luôn chất lượng hơn Launchpool vì nó khó để mua hơn, bằng chứng là ta thấy những dự án Launchpad luôn luôn có tỷ lệ ROI cao hơn nhiều so với Launchpool. Và theo như mình quan sát để ý thì những con hàng trên Launchpad, Launchpool thì đường giá đều đi chung một mô hình (hình 2) ngoại trừ những con hàng nào yếu như GAL thì nó dò đáy liên tục. Cũng giống như hàng đã list ở sàn khác trước thì đường giá của nó phải tạo được một cái nền tích lũy tốt. Thêm nữa thì để chơi được những con hàng launchpad, launchpool thì cần phải đọc được tokenomic và định giá tương đối dự án đó (mình sẽ nói ở phần dưới vì cách chơi Binance Launchpad, Launchpool khá giống với hàng list lần đầu ở Binance)
Hình2: Mẫu hình của những dự án Binance Launchpad

Đây là đồng LOKA mẫu hình cho những con hàng Launchpad. Khả năng sắp tới SpaceID cũng đi tương tự giống mẫu hình này. ID là dự án domain web3 tương tự ENS không có gì quá nổi bật hay tạo được thành trend. Nên là mẫu hình Loka là khả năng đường giá SpaceID gần giống nhất vì LOKA cũng ra mắt thời điểm có sóng hồi vào nắm ngoái.

c, List lần đầu ở Binance.
Đây là những dự án nổi tiếng gọi vốn khá nhiều, được chống lưng bởi các quỹ nổi tiếng như a16z, Pantera,… Và cũng giống tương tự như hàng Launchpad, Launchpool thì list lần đầu ở Binance, quan trọng nhất vẫn là đọc được tokenomic, phân tích xem nhà cái định làm cái gì khi mình đọc cái tokenomics đó? Và định giá được marketcap tương đối của dự án đó khi list sàn bao nhiêu? Mới list sàn giá sẽ tăng như dYdx hay là đi tìm lòng đất như BICO, ICP? Dự án sẽ sideway trong khoảng vùng giá nào, trong khoảng thời gian bao lâu?

‼️ Đọc tokenomic bao gồm:
– Khi list sàn thì những ai sẽ được nắm token (retail, dự án,…)? Phân tích liệu họ có xả token hay không?
– Khi list sàn lần đầu thì có tổng cộng bao nhiêu token được phân bổ? Số token đó sẽ được làm vào việc gì?
– Giá của token được mua bởi các vòng trước như Seed, Private Round là bao nhiêu? Để xem vị thế mua của các quỹ họ như thế nào?
– Thời gian trả token cho các vòng seed, private là bao nhiêu? Bởi vì như bài trước mình đề cập, một khi dự án đã bắt đầu trả token cho các investor vòng sớm thì đường giá sẽ rất khó kiểm soát.
– Tokenusecage của dự án ra sao?, nếu tokenusecage không có lợi ích cho retail investor nắm giữ thì gần như chắc chắn đường giá sẽ phụ thuộc hoàn toàn bởi MM,đội dev của chính dự án đó.
Các bạn có thể đọc lại bài “CÁCH NHẬN BIẾT MỘT DỰ ÁN MỚI LIST SÀN NÊN MUA HAY LÀ KHÔNG?” này của mình để có cái nhìn tốt hơn nhé.

‼️ Cách định giá dự án:

  • So sánh với các đối thủ làm cùng ngành, cùng mục tiêu ở đây mình sẽ lấy ví dụ nhé là so sánh giữ Op và Arbitrum:

So sánh Total Value Locked (TVL) xem như thế nào? So sánh Marketcap, So sánh tỷ lệ MarketCap/ Full Dulited Cap,…

  • Thời điểm ra mắt của dự án đó, mùa bear, mùa up hay mùa sideway, mùa sóng hồi?
  • Định giá tương đối bằng cách check giá OTC chợ đen là bao nhiêu? Ví dụ như Arb giá OTC đâu đó 0,8-1,2$
  • Cộng đồng của dự án có đông không?
  • Mô hình hoạt động, triển vọng nguồn thu của dự án?
  • Tài sản của những backer, quỹ đầu tư của dự án đó?

Cơ bản là như thế, còn cụ thể hơn thì mình đã viết một bài viết về định giá dự án rồi, các bạn có thể đọc lại tại đây

=> Đối với 2 loại dự án mới list sàn và Binance launchpad, launchpool thì quan trọng nhất vẫn là đọc tokenomics và định giá được dự án đó.
Hình3: Mẫu hình dự án Op(vì Arbitrum hay được so sánh với Op và tokenomics khá tương đồng nên mình sẽ lấy nó làm mẫu hình để so sánh.


Hình4: Tokenomics của Arbitrum

d, Dự án chưa có token.
Đối với loại này thì chúng ta nên quan sát theo dõi nhất cử nhất động từ sớm, đánh giá theo từng bước phát triển của dự án cho đến khi ra mắt token để tìm kiếm cơ hội đầu tư hợp lý như các bước trên, hoặc là chúng ta có thể làm airdrop, retroactive từ dự án đó. Thông thường, các dự án tốt sẽ rất dễ lọc theo trường phái phân tích cơ bản (fundamental analysis). Đôi khi chỉ cần nhìn vào các quỹ đầu tư, số lượng quỹ gây vốn được, tiềm năng list sàn lớn từ sớm,… là chúng ta sẽ lọc được các dự án tốt rồi.
Chắc hẳn trong chúng ta có người đã bỏ lỡ Aptos, Arbitrum nên bây giờ mà bỏ lỡ nốt các kèo như zkSync và Starkware nữa thì rất đáng tiếc!

2, Entry và chốt lời

Hầu hết tất cả những loại hàng mới mà mình để cập ở phía trên nó đều đi theo BTC tức là BTC tăng thì nó tăng, mà BTC giảm thì nó giảm mạnh. Nhưng không có nghĩa là khi BTC bật tăng trở lại các bạn cũng nhảy vào mua luôn bởi vì để có nhịp tăng bền vững, nó phải tích lũy, sideway đủ tạo một cái nền giá tốt thì có thể mua ở đó (mình đã minh hoạ dự phóng hướng đi ở các hình trên). Còn về quy cách setup vào lệnh thì mình cũng đã viết ở bài trước rồi mn tìm lại nhé. Về chốt lời thì tuỳ vào dự án, mình có thể chốt theo BTC, hoặc phân kỳ RSI ở khung D hoặc quá mua ở khung D là có thể chốt được rồi. Nói chung là còn phụ thuộc vào tình hình chung của thị trường nữa.
Về phần này mình nghĩ mọi người nên đọc thêm ”TIP ĐỌC CHART HIỂU THÔNG ĐIỆP TỪ MARKET” để có quyết định tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *