Phương pháp DCA tăng giá x tài khoản bởi Ryan Nguyễn
16 mins read

Phương pháp DCA tăng giá x tài khoản bởi Ryan Nguyễn

I .DCA TĂNG GIÁ LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Là chiến lược trung bình giá ngay cả khi giá đã Pump mạnh, nhằm tăng số lượng token và có xác xuất giúp tăng tài khoản của mình lên rất nhanh. Vị thế sẽ không quá đẹp nhưng tỷ lệ thắng sẽ cao hơn việc all in mua ở đoạn đáy.

II. KHI NÀO NÊN DCA TĂNG GIÁ?

Khi đồng Coin tiềm năng: Chỉ nên DCA tăng giá khi anh em đã có kinh nghiệm thực chiến và thực sự tự tin vào phân tích của bản thân mình rằng đồng Coin sẽ còn tiếp tục tăng nữa trong tương lai. Phương pháp này không dành cho những anh em người mới và chưa tự tin về phân tích của mình (Với những anh em chưa tự tin thì có thể chơi x2 chốt gốc gồng lời cho an toàn).

Cụ thể là, giá chỉ mới Pump mạnh sóng 1 và vốn hóa hiện tại của nó vẫn quá bé so với target của mình. Lúc này, anh em có thể chờ điều chỉnh để tiếp tục DCA và hold tới target của mình. Muốn đảm bảo an toàn hơn, anh em có thể sử dụng các chỉ báo kĩ thuật khác như RSI và MACD (Nếu nó mới có tín hiệu bắt đầu tăng mạnh thì mình mới tiếp tục vào hàng).

Thị trường tốt, Uptrend hoặc hồi phục, dòng tiền đang vào, dễ có tính FOMO

Lấy một ví dụ với con hàng $OP tầm 3 tháng trước, Ryan Nguyễn cho entry từ 0.4 – 0.5 để mua ôm lướt. Sau khi FUD thì giá bị Dump và bắt đầu đi sideway, vốn hóa đâu đó gần 100 triệu, nhưng sau khi phân tích on-chain thì mới nhận ra là vốn hóa thực đâu đó mới chỉ khoảng 50 triệu -> quá bé so với một con hàng nền tảng Layer 2 tiềm năng ( thông thường thì vốn hóa phù hợp cho một đồng coin blockchain nền tảng tiềm năng sẽ rơi vào từ 200 – 300 triệu đô). Mặc dù đã múc ở đoạn đáy, sau khi giá Pump lên 0.8 và điều chỉnh về 0.6 (vốn hóa lúc này chỉ mới khoảng gần 100 triệu, vẫn còn quá bé so với target 200 – 300 triệu), đó vẫn là một cái giá hợp lý để mình tiếp tục vào lệnh => Sau đó OP tiếp tục tăng lên $1.5 – $2, tài khoản tăng lên rất nhanh chỉ trong vòng 1-2 ngày.

Năm đó Ryan Nguyễn cũng call hold CHESS giá từ 0.4-0.8 vì nhận định là hàng Binance nhà trồng, vốn hóa còn quá bé (mới chỉ 6.5 triệu) trong khi TVL lên tới 213 triệu.

Khi Chess bắt đầu x2 lên tơi $1.6 (vốn hóa lúc đấy chỉ mới 10 triệu đô) anh Ryan vẫn tiếp tục mua thêm vào. Khi giá bắt đầu x2 tiếp và chỉ sau một tuần tài khoản đã x10, lúc đấy vốn hóa chess đã lên tới hơn 200 triệu đô, phù hợp để bắt đầu chốt lời không để hold nữa.

III. NẾU TỰ TIN VÀO TIỀM NĂNG CỦA ĐỒNG COIN ĐÓ THÌ SAO KHÔNG ALL IN LÚC ĐÁY LUÔN?

Thứ nhất, anh em sẽ cần phải hiểu rõ về tính chất các giai đoạn bump dump, đơn giản là việc thời gian tích lũy gom hàng sẽ rất lâu trong khi quá trình bơm thổi giá sẽ cực kì nhanh. MM bắt buộc phải làm cho giá sideway tích lũy lâu để rũ bỏ hết hàng của các nhà đầu tư và gom lại hàng trước khi bơm thổi giá lên mạnh → dân tình FOMO → bắt đầu chốt lời

Do đó các nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta không bao giờ biết chính xác được là khi nào MM sẽ bơm đẩy một đồng coin/token trong giai đoạn tích lũy, trừ khi là team dev dự án hay chính các sàn. Việc all in chỉ mua vùng đáy sẽ đẩy anh em vào rủi ro cao bị “om vốn” thời gian lâu (đây là cái mà các nhà đầu tư kị nhất)

Khi MM bắt đầu gom đủ hàng và đẩy giá tăng mạnh, giai đoạn bơm thổi giá lên đỉnh sẽ cực kì nhanh. Do đó nếu anh em tự tin phân tích giá sẽ còn tăng nữa, việc dca tăng giá sẽ giúp tăng tài khoản lên cực kì nhanh, vốn được sử dụng một cách hiệu quả!

Ví dụ như kèo hold con CHESS ở trên, view đầu tư của anh Ryan là tới 2 năm -> nghĩa là xác định một khi đã xuống tiền là phải xác định hold tới 2 năm cho đến khi nào tới target. Nếu anh em all in hết vốn vào mức giá đáy 0.4-0.8, và giá lại đi ngang tới nhiều năm -> bị om vốn thời gian dài. Nếu phong cách chơi hold bỏ đó dài hạn thì ok nhưng nếu anh em muốn tối ưu đc nguồn vốn của mình, dca tăng giá sẽ là chiến lược tốt.

DCA TĂNG GIÁ ĐÚNG CÁCH

Tiếp theo sau khi xác định được đồng coin/token đáng để dca tăng giá, việc tiếp theo là chiến lược để có một điểm vào DCA đẹp nhất:

KHÔNG FOMO

Mặc dù anh em biết rằng đồng coin/token đó sẽ còn tăng nữa như không phải thấy giá tăng mạnh là cứ lao đầu vào mua, việc này có thể dễ khiến anh em bị “đu đỉnh tạm thời” và mất vị thế đẹp. Phải giữ một tâm lý thật vững và không sợ hối tiếc, kiểu gì cũng sẽ có cơ hội để anh em vào hàng lại.

Nhớ kỹ quy luật bất di bất diệt “Lên nhanh thì cũng sẽ xuống nhanh”. Tăng đến một đoạn nào đấy rồi cũng sẽ có sóng điều chỉnh. Chúng ta sẽ vào hàng lúc có sóng điều chỉnh. “Mua đỏ bán xanh” sẽ giúp anh em có lợi nhuận tốt nhất

Sử dụng kháng cự hỗ trợ + các đường EMA

Đầu tiên cần phải xác định được điểm kháng cự và hỗ trợ gần nhất trên chart. Đối với những anh em nào chưa biết thì kháng cự là vùng giá mà các nhà đầu tư có áp lực bán hơn áp lực mua, còn hỗ trợ thì ngược lại, vùng giá mà nhà đầu tư có xu hướng mua hơn là bán.

Khi giá tăng lên vùng kháng cự thì sẽ có xu hướng đảo chiều do áp lực bán tăng, còn khi giá giảm về vùng hỗ trợ, giá sẽ có xu hướng bật lên lại nhờ áp lực mua tăng.

Việc xác định khá đơn giản, anh em chỉ cần nối các đỉnh và các đáy trên đồ thị lại với nhau, chúng ta sẽ có các vùng hỗ trợ và kháng cự (ví dụ như chart OP bên dưới). Một điểm lưu ý ở đây là, nếu mức hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ thì hai vùng này sẽ đổi hướng cho nhau. Tức Vùng hỗ trợ sẽ đổi thành vùng kháng cự và ngược lại vùng kháng cự sẽ chuyển thành vùng hỗ trợ.

Khi giá tăng mạnh và break qua được vùng kháng cự, vùng kháng cự đó sẽ trở thành vùng hỗ trợ, anh em có thể đặt lệnh buy, dca tăng giá tại vùng giá này. Ví dụ như anh em lỡ kèo OP, hoặc chưa vào đủ vốn mà giá lại tăng mạnh lên gần $1, lúc này anh em ko nên buy vội mà chờ test lại vùng hỗ trợ 0.8 – 0.75 (trước là kháng cự bị phá vỡ) và vào hàng.

Việc kết hợp với chỉ báo EMA sẽ đưa ra một tín hiệu vào lệnh chuẩn xác hơn. Mình sẽ không giải thích EMA là gì trong bài này mà chỉ nói về cách giao dịch. Các chỉ báo EMA cá nhân mình hay dùng là EMA 34, 89, 200.

EMA cũng sẽ đóng vai trò như một kháng cự hỗ trợ động chạy theo đường giá. Giá khi giảm về chạm đường EMA sẽ có xu hướng bật lên lại. Ngược lại, khi giá tăng chạm đường EMA sẽ có xu hướng đảo chiều.

Cá nhân mình hay xác định kháng cự, hỗ trợ ở D1 rồi sau đó tìm điểm vào lệnh dựa vào EMA ở khung H4 H1

Xem phản ứng giá

Để chắc và an toàn hơn khi mua tại các vùng kháng cự, EMA này (vì biết đâu giá khi điều chỉnh có thể break xuống luôn), anh em nên để ý xem các phản ứng giá tại vùng này, nến đẹp và có dấu hiệu đảo chiều thì mới bắt đầu mua thêm. Cái này anh em sẽ cần phải biết cách đọc biểu đồ nến (hoặc price action). Mình sẽ không đi sâu nói về cái này vì nó rất dài, anh em có thể tự tìm hiểu trên mạng.

IV. KHI NÀO KHÔNG NÊN DCA TĂNG GIÁ

Khi RSI tiến vào vùng quá mua (>70) (Kinh nghiệm bản thân) khung D1, đặc biệt khung week. Lúc này giá đã Pump mạnh và khả năng cao MM sẽ bắt đầu tiến hành chốt lời. DCA vùng này sẽ cực kì có rủi ro, anh em chỉ nên giữ hàng đợi tín hiệu tiếp theo.

Định giá của đồng coin đã quá cao – Định giá là một điều cực kì quan trọng, mọi thứ sẽ dần quay về với đúng giá trị của nó, nếu vốn hóa của dự án đã quá cao thì việc DCA sẽ đều có rủi ro. Ví dụ: đợt khi c98 lên được vùng giá $6 thì vốn hóa đã là 1 tỷ đô, theo nhận định mình lúc đó là quá cao so với một dự án làm wallet, nếu có điều chỉnh về để tiếp tục mua vào thì chỉ nên cân nhắc lướt, bởi việc quay về đỉnh cũ sẽ rất khó, huống gì là tiếp tục x2 x3 => định giá đúng dự án để có chiến lược dca tăng giá hợp lý.

Thị trường xấu, dòng tiền vào ít, và chưa có tính FOMO, sẽ rủi ro cao nếu mình chơi dca tăng giá.

V. KẾT LUẬN

DCA tăng giá là một chiến lược đầu tư giúp x tài sản nhanh và tối ưu hóa lợi nhuận nhưng đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm thực chiến và khả năng phân tích của mỗi người. Không dành cho cho những anh em nào chưa vững kiến thức và chưa tự tin vào phân tích của chính mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *