Kinh nghiệm thực chiến trong Crypto
20 mins read

Kinh nghiệm thực chiến trong Crypto

1, Hoạt động onchain của sàn diễn ra như thế nào?

Khi mua bán coin trên sàn dữ liệu này sẽ không được ghi vào blockchain, tức là sẽ không có dữ liệu onchain để truy vấn và những dữ liệu mua bán này sẽ được ghi vào sổ data riêng của họ hoặc là lưu ở dữ liệu offchain. Bởi vì sàn là nơi mua bán liên tục nếu mà toàn bộ lệnh mua bán đều được lưu dữ liệu onchain trên blockchain thì sẽ tốn một khoản phí gas khổng lồ, đặc biệt với mạng ETH.

Thậm chí kể cả họ không có coin họ vẫn bán cho bạn, khi bạn mua bán bất cứ thứ gì lên sàn chỉ có sàn là ghi nhận thôi, bạn nạp coin lên sàn thì họ đưa đi đâu, làm gì thì chỉ có sàn mới biết. Chỉ có việc nạp rút tiền của người dùng ra ngoài thì họ mới phải làm onchain. Bởi vì thế mới nói tiền trên sàn không phải là tiền của bạn, vì vậy khi tham gia thị trường crypto thì phải chọn sàn giao dịch uy tín nhé mọi người.

Ngoài ra khi thực hiện giao dịch Deposit lên sàn sẽ về ví deposit của cá nhân, và sẽ được ghi nhận sớm vào tài khoản. Nhưng việc chuyển từ ví Deposit sang ví tổng sẽ ko bắt buộc và họ có thể để mấy ngày trời, mấy tháng trời.

Ví dụ như bạn thực hiện một giao dịch đã chuyển từ 4h trước và đã được ghi nhận vào tài khoản. Nhưng bây giờ họ mới chuyển về Binance 14 (số thứ tự nào cũng giống nhau). Việc này thường thấy khi mọi người check ví Binance của mình trên onchain thấy có tiền, có USDT trong ví. Nhưng trên thực tế đã tiêu hết trên sàn, Binance ghi nhận là bạn đã chuyển tiền lên sàn rồi. Còn ví deposit của bạn thì họ thích chuyển tiền về ví tổng lúc nào cũng được.

2, Trước khi delist một đồng coin hoặc cặp giao dịch nào nó sẽ có nhịp pump cuối cùng

Có nhiều coin rác được Binance thông báo là delist có thể giữ lại mình cặp BUSD và mình để ý thấy nó sẽ có một nhịp Pump cuối cùng như TRIBE, ACA… Ngoài ra nên tìm hiểu và noted lại mấy coin rác bị thông báo delist nhưng CZ có thể giữ lại một cặp BUSD hãy canh lúc những đồng coin đó giá tích lũy thì hãy mua vào vì gần như đó là kèo ăn chắc.

Chủ yếu áp dụng cho coin vốn hóa thấp vì như ICP(cap khá to) thông báo delist nhưng giá không tăng và nhất định phải volume giao dịch của đồng coin đó phải nằm phần lớn trên sàn Binance. Tóm lại thì Fomo theo nhịp này thì chỉ đánh được với shitcoin lowcap và volume giao dịch của nó chủ yếu nằm trên Binance >60% là được.

Check volume trên sàn nào chủ yếu thì vào: Coingecko

Check thông tin thông báo từ Binance:

https://www.binance.com/vi/support/announcement/

3, Khi bắt đầu có launchpad hoặc launchpool thì giá BNB sẽ tăng.

Theo quy định của Binance thì để tham gia launchpool thì phải nắm giữ một lượng BNB nhất định, đối với người hold BNB từ trước thì không nói nhưng mà đối với người không hold thì họ phải vay BNB hoặc mua thêm BNB dẫn đến BNB tăng giá. Khi xong sự kiện thì giá BNB sẽ giảm. Ngoài ra có một vấn đề khá nhiều bạn thắc mắc là tại sao như APT, HOOK, HFT lại chọn thời điểm list sàn lúc nào thị trường cực kỳ xấu như thế này? Bởi vì một phần họ làm theo roadmap một phần vì listing lên sàn Binance khá là khó không phải lúc nào cơ hội được list trên cũng tới cộng thêm việc hàng của Binance chống lưng thì list launchpad, launchpool cũng là cách để giữ giá cho đồng BNB. Thế nên là trong thời điểm dòng tiền không có cũng đừng quá mong đợi HFT và HOOK nhé, đu đỉnh đấy.

4, Dấu hiệu của một dự án nào không còn tốt để hold

Khi chúng ta đầu tư vào bất kỳ đồng coin nào thường dành 1 thời gian để tìm hiểu tuy nhiên không phải lúc nào khoản đầu tư đúng và có thể mang lại lợi nhuận. Trong quá trình hoạt động mà chúng ta cảm thấy cái hướng đi của họ không còn đúng nữa thì đó là lúc chúng ta xem xét có nên tiếp tục hold đồng coin đó hay không?

  • Không còn cập nhật tình hình hoạt động team ít kết nối, thảo luận với nhau ít tương tác với cộng đồng dễ dàng thấy qua kênh Twitter, Telegram, Discord
  • Các hoạt động không còn liên quan đến hoạt động phát triển của dự án như đi shill token.
  • Sản phẩm của dự án không còn phù hợp với nhu cầu của thị trường hoặc ý tưởng quá xa vời với thực tế
  • Đội ngũ dự án có xung đột, lãnh đạo không có tầm nhìn, VCs xung đột về lợi ích. Ví dụ như FTM giá rớt khi Andre rời team

5, Tại sao nên để ý thêm các cặp altcoin/BTC?

Do cặp altcoin/BTC ít được chú ý và do cá mập hay chốt lời qua BTC nên là các chart có thể không có dấu hiệu tích luỹ trên cặp altcoin/USDT nhưng lại có tích lũy trên cặp altcoin/BTC. Bởi vì nếu giả sử chúng ta sau khi vào hàng BTC lại có thêm một cú gãy nữa thì những con hàng này đã giảm quá sâu rồi sẽ không có áp lực bán mạnh từ các cặp USDT or BUSD thì những người Trade bằng cặp BTC sẽ được hưởng lợi nhiều nhất và con lý do đó nữa là trong downtrend khi BTC giảm 10% thì altcoin giảm tới 20-30%.Ví dụ như khi bạn muốn mua BNB thì ngoài xét cặp BNB/USDT thì xét thêm cặp BNB/BTC nữa.

6, Linh hoạt về Phân Tích Kỹ Thuật và Phân Tích Cơ Bản

Hầu hết trừ những đồng coin vốn hoá lớn thì những đồng coin vốn hoá nhỏ sẽ bị thao túng rất mạnh, các mốc kháng cự, hỗ trợ là nhà cái, cá mập vẽ ra, vì thế với những coin vốn hoá nhỏ bị thao túng mạnh thì nên để ý nhiều hơn về phân tích tâm lý cá mập. Với coin vốn hoá nhỏ nếu cá mập thích đẩy thì mọi chỉ báo, mọi loại phân tích kỹ thuật đều gần như vô nghĩa, lúc này chúng ta nên phân tích tâm lý, phân tích cơ bản, phân tích onchain nghiên cứu hành vi để cho ra insight tốt nhất. Ngoài ra khi những con hàng trong quá trình pump dump thì hầu như chart cực kỳ đẹp theo tích luỹ => tăng trưởng => phân phối, tin tức đường giá tất cả đều đồng thuận. Nói chung về PTKT và PTCB thì nên áp dụng một cách linh hoạt theo từng thời điểm và giai đoạn đừng quá máy móc là được.

7, Đa số thông tin chúng ta nhìn/nghe thấy được đều là thông tin thao túng

Tất cả những nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức nhỏ lẻ đều đang rơi vào trạng thái bị thao túng. Tin tức, đường giá, thông tin dự án, narrative, dòng tiền, phát ngôn của giới tinh hoa hoặc thậm chí cả các giá trị on-chain cũng có thể được chắt lọc hoặc lồng ghép khéo léo để tác động đến tâm lý của người chơi. Tại sao đa số sẽ bị rơi vào bẫy thao túng này? Bởi vị thế của các nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta là tiếp nhận thông tin, tức là gần như mọi nguồn tin chúng ta tiếp cận được đều đã được qua vài bước “xử lý” để nghe nó như thật vậy.

Chẳng hạn như thông tin về bảng cân đối kế toán của Voyager hay FTX đều đã xuất hiện nhiều tháng trước đó, tức là những vấn đề của đám này đều đã được giới tinh hoa nắm bắt và đã được điều phối xử lý từ sớm. Họ có thể chọn thông tin nào ra trước, tin nào ra sau, thời điểm nào thì tao tung tin, thời điểm nào thì không,… tất cả đã có kế hoạch và tính toán trước.

Những nhà đầu tư nhỏ như anh em chúng ta phải chấp nhận sự thật này và cố gắng phân tích nhiều nguồn thông tin, đôi khi là cả thuyết âm mưu nữa để phần nào đó cảm nhận được “mùi lắm rồi” và té. Tuy nhiên, tất cả chỉ nên dừng lại ở nhận định cá nhân vì dù có phũ phàng đến mấy thì mình cũng phải nói điều này: Chỉ có 1 vài ông là đủ kinh nghiệm và thông thái để nhận ra vấn đề “gần đúng” nhất thôi, chẳng hạn như sipa Ryan Nguyễn. Còn lại thì đa số ẩn dật hoặc đều là “KOL dỏm” phát biểu liều.

8, Hãy để ý nhanh nhạy với một số sự kiện và tin tức (cái này phải rèn luyện và đọc nhiều)

Trong giai đoạn uptrend thì gần như mua đại con gì cũng ăn, nhưng trong downtrend thì khác rất cần một tin tức để hợp thức hoá đường giá, để dòng tiền fomo chảy vào. Như việc HOOK list sàn thì những con cùng hệ SocialFi cũng tăng mạnh như MASK,., LEVER tăng thì những con thay tên đổi chart cũng ‘’ăn ké” tăng theo như EPX, POLYX,… Còn như gần đây CZ có đăng ảnh về bức tranh do AI vẽ và ngay sau đó những con mảng về AI cũng tăng, cái này gọi là tương quan về nhóm ngành.

Có cách nhóm ngành Web3, Oracle, Memecoin, Defi,.. tóm lại là rất rất nhiều chỉ sợ không chịu đọc mà tìm thôi. Áp dụng vào thực tiễn thì trước khi có tin tức hoặc khi đã ra tin rồi rồi có thể nghiên cứu xem nó thuộc nhóm nào, mảng gì liệt kê những con tương tự ra để fomo theo và có lời thì chốt vì trong downtrend khó kiếm và vì dòng tiền chủ yếu đầu cơ nên giảm giá khá nhanh.

Những con hàng pump theo tin tức, sự kiện như CHZ, PEOPLE(bầu cử nước Mỹ) thì nên mua sớm từ và out tốt nhất là cách 2-3 ngày khi sự kiện chính thức diễn ra. Ví dụ với fantoken thì trong lúc diễn ra sự kiện dù thắng hay thua thì khi kết thúc sự kiện giá 100% sẽ giảm.

9, Trade spot và những bài học.

Chúng ta thường bắt đầu với thị trường crypto với hình thức mua và nắm giữ token với niềm tin tăng giá trong tương lai. Trong crypto việc thực hiện mua spot thật sự quá đơn giản (so với các hình thức khác) đi, nên thường những đối tượng người mới tham gia sẽ hay mắc “bẫy” thanh khoản nhất. Do đối tượng này chủ yếu mua theo kols hoặc fomo theo trend mà không có dự đầu tư tìm hiểu nhất định.

Trên thực tế, trong mùa bullrun tỉ lệ người mua spot một đồng token nhưng không thực sự hiểu về đồng token mà họ đầu tư chiếm tới 80%-90%. Sự fomo đã kéo theo rất nhiều người mới mang theo dòng tiền mới vào làm “thanh khoản” cho thị trường này. Các đối tượng người mới này thường sẽ trắng tay cho khoản đầu tư đầu này.

Ngược lại, trong mùa bear market thì lại rất ít tay chơi thực sự muốn đầu tư vào token ở những mức giá rẻ hơn rất nhiều lần. Nhưng đa số những người trải qua và có vị thế đầu tư spot ở trong giai đoạn khó khăn nhất của thị trường thì mùa bull mới gần như tỉ lệ thắng của họ là 100%. Đối tượng này thường là những tay chơi già dơ như cá mập, sàn, tổ chức tài chính và một số nhà đầu tư nhỏ lẻ còn tồn tại được.

Tựu chung lại thì có 2 ý chính thế này:

  • Mua spot phụ thuộc vào thời điểm. Đây nên là một hình thức lâu dài và có sự chuẩn bị từ đầu (ví dụ: mua trong thời điểm bear, bán trong giai đoạn bull).
  • Mua spot yêu cầu khả năng tự đánh giá và kinh nghiệm cá nhân. Sự tự tin và hiểu thấu token đang đầu tư giúp chúng ta kiên trì hơn với thị trường để hold to target.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *